Mã hóa dữ liệu – Giải pháp Data Encryption hiệu quả cho doanh nghiệp
Ngày nay các thông tin dữ liệu đều được truyền và nhận trên internet. Thậm chí các dữ liệu còn được lưu trữ vô thời gian trên không gian mạng này. Với hình thức này tuy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong không gian lưu trữ thì cũng mang lại những hậu quả lớn về việc thông tin bị dễ dàng đánh cắp và bị mất do các virus xâm nhập. Vì vậy, để giữ cho dữ liệu được an toàn và bảo mật thì các doanh nghiệp và tổ chức sẽ tiến hành quy trình Data information security trong đó mã hóa dữ liệu (data encryption) là một phần quan trọng trước khi truyền đi hoặc tiến hành lưu trữ trên không gian mạng.
Data Encryption là gì?
Data Encryption hay mã hoá dữ liệu là động tác chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác hoặc khóa mã để chỉ những người có quyền truy cập vào khóa bí mật (còn gọi là khóa giải mã) hoặc mật khẩu mới có thể đọc được. Dữ liệu được mã hóa thường được gọi là bản mã, trong khi dữ liệu không được mã hóa được gọi là bản rõ. Hiện nay, mã hóa là một trong những phương pháp bảo mật dữ liệu phổ biến và hiệu quả nhất được sử dụng bởi các Tổ chức, doanh nghiệp. Có hai loại mã hóa chính – mã hóa bất đối xứng, còn được gọi là mã hóa khóa công khai và mã hóa đối xứng.
Chức năng chính của Data Encryption
Mục đích của Data Encryption là để bảo mật dữ liệu số vì nó được lưu trữ trên các hệ thống máy tính và được truyền tải qua hệ thống internet hoặc các mạng máy tính khác. Tiêu chuẩn DES từng phổ biến nay đã được thay thế bằng các thuật toán mã hóa hiện đại đóng vai trò quan trọng trong bảo mật hệ thống CNTT và truyền thông.
Các thuật toán này cung cấp tính bí mật và thúc đẩy các giải pháp bảo mật quan trọng bao gồm xác thực, tính toàn vẹn và không thoái thác. Xác thực cho phép xác minh nguồn gốc của tin nhắn, và tính toàn vẹn cung cấp bằng chứng cho thấy nội dung của tin nhắn không thay đổi kể từ khi được gửi đi. Ngoài ra, không thoái thác đảm bảo rằng người gửi tin nhắn không thể từ chối việc đã gửi tin nhắn.
Các loại Data Encryption hiện nay
Encryption kiểu cổ điển
Đây là phương pháp mã hóa cũ, phương thức mã hóa rất đơn giản. Vì vậy mà hiện này không còn sử dụng loại mã hóa này.
Cách mã hóa như sau: Bên A sẽ mã hóa dữ liệu theo một thuật toán nhất định. B sẽ nhận được dữ liệu được mã hóa và tiến hành giải mã với thông tin thuật toán do A cung cấp. Điểm bất cập ở đây là cần giữ bảo mật cho thuật toán, nếu bên thứ 3 biết được thì thông tin sẽ không còn được bảo mật nữa
Mã hóa một chiều
Đây là loại Encryption không cần giải mã. Thường được sử dụng để mã hóa các mật khẩu đăng nhập tài khoản hoặc ứng dụng. Đối với hình thức mã hóa này, các thông tin sẽ được chuyển thành các dãy kí tự. Vì vậy, nếu bị đánh cắp, bên thứ 3 cũng sẽ không biết dữ liệu của bạn là gì ngoài những dãy kí tự khó hiểu đã được mã hóa từ trước.
Encryption bất đối xứng
Kiểu mã hóa này sẽ sử dụng 2 khóa để tiến hành mã hóa. Một là Publish Key, một là Private. Dữ liệu sẽ được mã hóa bằng Publish key. Và người nhận sẽ phải giả mã bằng private key do bên gửi cung cấp. Điểm bất lợi của loại mã hóa này là tốc độ mã hóa và giải mã vô cùng chậm. Vì vậy việc truyền dữ liệu sẽ mất nhiều thời gian. Thuật toán mã hóa bất đối xứng thường thấy: RSA.
Mã hóa đối xứng
Loại mã hóa chỉ giống duy nhất môt key để tiến hành mã hóa và giải mã. Đây là hình thức mã hó được sử dụng phổ biến hiện nay. Có 2 thuật toán mã hóa trong loại này là DES và AES. Thuật toán DES xuất hiện từ năm 1977 nên không được sử dụng phổ biến bằng AES. Thuật toán AES có thể dùng nhiều kích thước ô nhớ khác nhau để mã hóa, thường thấy là 128-bit và 256-bit, có một số lên tới 512-bit và 1024-bit. Kích thước ô nhớ càng lớn thì càng khó phá mã hơn, bù lại việc giải mã và mã hóa cũng cần nhiều năng lực xử lý hơn.
Quá trình Encryption – mã hóa dữ liệu
Trước khi mã hóa các dữ liệu cần được tập hợp và tiến hành quy trình Data classification tức phân loại dữ liệu để việc mã hóa được dễ dàng và thực hiện nhanh chóng cũng như giúp phân loại các dữ liệu quan trọng, bình thường để phù hợp với từng loại mã hóa khác nhau.
Dữ liệu, hoặc bản rõ, được mã hóa bằng thuật toán và khóa mã hóa. Quá trình dẫn đến kết quả dữ liệu được mã hóa, chỉ có thể được xem ở dạng ban đầu nếu nó được giải mã với khóa chính xác.
Mã hóa đối xứng (symmetric-key) sử dụng cùng một khóa bí mật để mã hóa và giải mã tin nhắn hoặc tệp. Mặc dù phương pháp này được xử lý nhanh hơn nhiều so với mã hóa bất đối xứng, tuy nhiên người gửi phải trao đổi mã khóa với người nhận trước khi anh ta có thể giải mã nó. Vì vậy các Công ty cảm thấy phiền toái khi cần phân phối và quản lý một cách an toàn một số lượng mã khóa lớn. Thế nên hầu hết các dịch vụ Data Encryption đã điều chỉnh và sử dụng thuật toán bất đối xứng để trao đổi khóa bí mật sau khi sử dụng thuật toán đối xứng để mã hóa dữ liệu.
Mặt khác, mã hóa bất đối xứng, đôi khi được gọi là mã khóa công khai, sử dụng hai khóa khác nhau, một khóa công khai và một khóa bí mật. Khóa công khai có thể được chia sẻ với mọi người, nhưng khóa bí mật phải được bảo vệ. Thuật toán Rivest-Sharmir-Adeld (RSA) là một hệ thống mật mã để mã hóa khóa công khai được sử dụng rộng rãi để bảo mật dữ liệu nhạy cảm, đặc biệt là khi nó được gửi qua một mạng không an toàn như internet. Thuật toán RSA được sử dụng phổ biến vì cả khóa công khai và khóa bí mật đều có thể mã hóa tin nhắn để đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn, tính xác thực và không thể từ chối của giao tiếp điện tử và dữ liệu thông qua việc sử dụng chữ ký số.
Các giải pháp Data Encryption hiệu quả cho doanh nghiệp
Các giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu sử dụng Data Encryption có thể cung cấp khả năng mã hóa cho các thiết bị, email và chính dữ liệu đó. Trong nhiều trường hợp, các chức năng mã hóa này cũng được sử dụng bởi các tính năng kiểm soát cho các thiết bị, email và dữ liệu. Các Công ty và Tổ chức phải đối mặt với thách thức bảo vệ dữ liệu và ngăn ngừa thất thoát dữ liệu khi nhân viên sử dụng các thiết bị cá nhân, các ổ lưu trữ di động và ứng dụng web thường xuyên hơn như một phần của quy trình kinh doanh hàng ngày của họ. Dữ liệu nhạy cảm có thể không còn nằm dưới sự kiểm soát và bảo vệ của Công ty khi nhân viên sao chép dữ liệu vào các thiết bị di động hoặc tải nó lên các đám mây. Do đó, các giải pháp ngăn ngừa thất thoát dữ liệu có thể ngăn chặn hành vi trộm cắp dữ liệu và làm lây lan các phần mềm độc hại từ các thiết bị di động cũng như các ứng dụng web và đám mây. Để làm được vậy, họ cũng phải đảm bảo rằng các thiết bị và ứng dụng được sử dụng đúng cách và dữ liệu được bảo mật bằng mã hóa tự động ngay cả sau khi nó được gửi ra khỏi Tổ chức.
>>> Xem thêm các giải pháp bảo mật dữ liệu:
- Ngăn chặn đánh mất dữ liệu với data loss prevention
- Phòng chống thất thoát thông tin với giải pháp DPL
- Quản lý và bảo mật dữ liệu với Security Information and Event Management
Mặc dù mã hóa dữ liệu có vẻ như là một quá trình khó khăn, phức tạp, tuy nhiên các giải pháp chống thất thoát dữ liệu đã xử lý công việc này một cách đáng tin cậy hàng ngày. Encryption cho dữ liệu không phải là việc mà Tổ chức, Doanh nghiệp có thể tự giải quyết một cách dễ dàng, thay vào đó nên lựa chọn các giải pháp có hỗ trợ tính năng mã hóa với thiết bị, email, v.v… nhằm đảm bảo dữ liệu của bạn an toàn.
THÔNG TIN HÃNG CUNG CẤP GIẢI PHÁP: