Link Load Balancing là một thuật ngữ dùng để chỉ việc quản lý lưu lượng được bắt đầu trong một mạng cục bộ được định sẵn để đi qua một trong các kết nối WAN. Bộ cân bằng tải liên kết nằm ở ranh giới LAN-WAN.
1. Load balancer là gì?
Load balancing (Cân bằng tải) là việc phân phối hiệu quả lưu lượng truy cập đến trên một nhóm backend servers, hay còn được gọi là server farm hoặc server pool.
Các website hiện đại có lưu lượng truy cập cao phải phục vụ hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu các requests đồng thời từ người dùng hoặc khách hàng, đồng thời phải phản hồi chính xác lại các văn bản, hình ảnh, video hoặc dữ liệu ứng dụng, tất cả đều được thực hiện rất nhanh chóng và đáng tin cậy. Để đáp ứng hiệu quả khối lượng lớn các yêu cầu và phản hồi một cách tiết kiệm nhất, best practice tốt nhất thường sẽ là sử dụng thêm servers.
Một load balancer (Cân bằng tải) hoạt động như “traffic cop” (cảnh sát giao thông) ở phía trước server và routing các request của client trên tất cả các servers có khả năng thực hiện các request đó, sao cho tối ưu về tốc độ và hiệu suất nhất và đảm bảo rằng không có server nào phải hoạt động quá mức. Nếu một server đơn lẻ bị hỏng, cân bằng tải (load balancer) sẽ chuyển hướng lưu lượng truy cập đến các server trực tuyến còn lại. Khi một server mới được thêm vào nhóm máy chủ, bộ cân bằng tải sẽ tự động bắt đầu gửi yêu cầu đến máy chủ mới thêm này.
Tóm lại, một load balancer sẽ thực hiện các chức năng chính sau đây:
– Phân phối các client requests hoặc network load một cách hiệu quả trên nhiều servers.
– Đảm bảo tính khả dụng và độ tin cậy cao bằng cách chỉ gửi các yêu cầu đến các máy chủ trực tuyến.
– Thêm vào hoặc loại bớt các servers theo yêu cầu một cách linh hoạt và dễ dàng.
2. Khi nào sử dụng Load balancer (Cân bằng tải)?
Load balancer (Cân bằng tải) đước sử dụng khi website của bạn được triển khai trên nhiều hơn một cloud server.
Sau đây là 2 khó khăn chính bạn sẽ gặp phải nếu chỉ triển khai website của mình trên một server duy nhất:
– Không thể đảm bảo xử lý được lượng traffic của một khối lượng user lớn truy cập vào website (đủ lớn để 1 cloud server không thể tải nổi).
Cụ thể, khi hệ thống của bạn có quá nhiều người sử dụng, một server đơn lẻ không thể đáp ứng được lượng requests khổng lồ được gửi đến cùng lúc. Bạn cần chia sẻ công việc của server hiện tại với một hoặc nhiều server khác nữa. Tức là sử dụng nhiều server một lúc, khi này, việc tải dữ liệu từ server nào sẽ do bộ Load balancer (Cân bằng tải) quyết định.
– Không đảm bảo tính sẵn sàng của dịch vụ doanh nghiệp (nếu chỉ sử dụng duy nhất 1 cloud server, khi cloud server này gặp sự cố, không hề có server nào có thể thay thế tiếp tục các tiến trình đang dang dở, đấn đến website rơi vào tình trạng downtime theo). Gây tổn thất và ảnh hưởng to lớn đến trải nghiệm người dùng, doanh thu, uy tín và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đó chính là lý do mà chúng ta phải triển khai website trên nhiều cloud server cùng một lúc, bởi vì không có gì đảm bảo cho việc một server sẽ luôn hoạt động trơn tru và hoàn hảo mãi mãi. Bằng cách triển khai nhiều, khi server gặp sự cố, server còn lại ngay lập tức là phương án hỗ trợ, không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, những tổn thất do hệ thống thông tin ngừng hoạt động là cực kỳ to lớn và không thể lường trước được.
Tuy nhiên, khi triển khai website lên nhiều server, hiệu quả là vậy nhưng bạn vẫn chắc chắn sẽ gặp phải các khó khăn tiếp theo sau đây:
– Triển khai nhiều cloud servers, tức đồng thời bạn sẽ sở hữu nhiều địa chỉ của các cloud servers. Trong khi đó, một domain website lại không thể trỏ về nhiều địa chỉ cùng một lúc.
– Bạn càng sở hữu nhiều servers, việc quản trị, triển khai và bảo trì càng trở nên phức tạp và khó khăn gấp nhiều lần. Đòi hỏi tính chuyên môn và kĩ thuật cao, chưa kể chi phí cho các thao tác này.
Lúc này, Load balancer (Cân bằng tải) chính là câu trả lời và là giải pháp tuyệt vời có thế giải quyết hoàn hảo triệt để các vấn đề kể trên.
Nếu sử dụng BizFly Cloud Load balancer, bạn sẽ KHÔNG phải gặp các khó khăn phổ biến sau:
– Triển khai khó khăn, mất nhiều thời gian.
– Mất rất nhiều công sức để bảo trì server cài đặt LB.
– Chi phí phụ thuộc vào hệ thống server cài đặt LB.
– Khó mở rộng, khó đảm bảo tính sẵn sàng của dịch vụ.
THÔNG TIN HÃNG CUNG CẤP GIẢI PHÁP: