Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, người dùng là khách hàng của doanh nghiệp ngày càng chuyển đổi hành vi mua sắm từ offline sang online. Đặc biệt các doanh nghiệp phát triển trong mảng cung cấp dịch vụ thì application performance – hiệu suất ứng dụng của hệ thống là vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng trong khi sử dụng dịch vụ.

Application Performance bắt nguồn từ đâu?

Như chúng ta đã thấy, muốn tối ưu trải nghiệm người dùng và làm cho quy trình cung cấp dịch vụ được vận hành hiệu quả thì app dịch vụ là một phương pháp phù hợp nhất, tuy nhiên người dùng lại không thích có quá nhiều app dịch vụ trong điện thoại hay thiết bị điện tử của mình vì vậy cách doanh nghiệp dần phát triển cả theo hai hướng app mobile và web app (App dịch vụ chạy trên nền tảng website). Vì vậy các thuật ngữ Application performance, APM (Application performance management) ra đời nhằm tối ưu trải nghiệm của khách hàng và vận hành hệ thống dịch vụ một cách trơn tru.

Application performance là gì?

Application performance là gì?
Được hiểu ngắn gọn chính là hiệu suất hoạt động của một ứng dụng. Hiệu suất ứng dụng được xác định tốt hay xấu dựa vào các yếu tố như: Hệ thống phản hồi, dung lượng băng thông, số lượng người dùng truy cập vào web, giao thức ứng dụng.

Các phương pháp làm tăng hiệu suất ứng dụng

Giảm thiểu kích thước ứng dụng

Giảm thiểu kích thước làm độ load cho ứng dụng của doanh nghiệp trở nên nhanh chóng hơn.

Tối ưu hóa và linh hoạt theo chất lượng mạng

Nên điều chỉnh cho ứng dụng thích ứng và linh hoạt mọi thứ từ nội dung đến hình ảnh dựa vào chất lượng mạng hiện tại và người dùng hiện có để đảm bảo việc sử dụng ứng dụng không bị ảnh hưởng.

Tối ưu hóa hình ảnh hiển thị trong ứng dụng

Tối ưu hóa hình ảnh để tăng hiệu suất ứng dụng

  • Sử dụng các hình ảnh vector
  • Cung cấp kích thước hình ảnh động
  • Áp dụng bộ lọc màu
  • Sử dụng bộ nhớ đệm cho hình ảnh

Các công cụ giúp quản lý Application performance hiệu quả

Quản lý hiệu suất ứng dụng là hệ thống quản lý toàn bộ các hoạt động thông qua tình trạng phản hồi của hệ thống đối với trải nghiệm người dùng. Việc sử dụng quản lý hiệu suất ứng dụng giúp nhận biết các vấn đề liên quan đến tốc độ phản hồi của app, tạo được khả năng phòng ngừa trước các vấn đề có thể xảy ra.
Một số các tool quản lý hiệu suất ứng dụng hiệu quả như:

AppDynamics

Công cụ quản lý hiệu suất ứng dụng
Đây là công cụ software giám sát thời gian thực tế của nhiều loại web app như .Net, java.
AppDynamics giúp giám sát hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống ứng dụng. Ngoài ra, công cục này cũng có thể giám sát tình trạng xử lý của các dịch vụ liên kết bên ngoài.

DynaTrace

Công cụ hiện đại, với DynaTrace có thể dễ dàng phát hiện ra nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa các vấn đề phát sinh trong thời gian ngắn.
Công cụ này sẽ lưu lại các chuyển đổi của người dùng khi bắt đầu đến kết thúc và giám sát tính trạng hiệu suất ứng dụng – application performance. Từ đó các vấn đề của hệ thống nhanh chóng được phát hiện và giải quyết.

CA Application performance Management

Công cụ mang tính bao quát, giám sát các hoạt động nên user mobile app đến web app. Với tính năng phát hiện nhanh chóng các vấn đề gây chậm hệ thống trước khi chúng gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

New Relic

Công cụ quản lý hiệu suất ứng dụng
Đây là một dịch vụ cung cấp hoạt động giám sát giống như một dịch vụ đám mây, không cần thời gian setup mà có thể sử dụng được ngay.
Dịch vụ giúp phân tích các dữ liệu để nhanh chóng xác định vấn đề trong hệ thống từ đó đưa ra các xử lý nhanh chóng và hợp lý.
Việc hiểu được các yếu tố trong application Performance – hiệu suất ứng dụng giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc sử dụng các app dịch vụ để cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên có những giải pháp kèm theo để bảo mật cho ứng dụng, đảm bảo ứng dụng an toàn và mang lại hiệu suất cao nhất.