Cloud Security – Dịch vụ đám mây đã trở nên khá quen thuộc, được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước đang phát triển trên toàn thế giới. Nhằm tập trung quản lý cơ sở hạ tầng thông tin, triển khai công việc nhanh, giảm thiểu chi phí, khả năng mở rộng bảo mật.
Thuật ngữ “Cloud Computing” diễn tả hướng đi mới trong cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã diễn ra và phát triển dần trong nhiều năm qua. Có thể hiểu một cách đơn giản là: Cloud Security là sự bảo vệ các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… trước mọi mối đe dọa bên ngoài sẽ được đặt tại Cloud Server trên Internet thay vì trong các con server đặt tại văn phòng để mọi người kết nối và sử dụng bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu và từ bất cứ thiết bị nào.

1. Cloud Security là gì?

cloud security

Cloud Secutity là thuật ngữ viết tắt từ Cloud Computing Security, nghĩa là bảo mật điện toán đám mây. Đây là một khái niệm dịch vụ không còn xa lạ gì trong các tổ chức doanh nghiệp trên thế giới, nói về giải pháp toàn diện cho các vấn đề công nghệ thông tin trên đám mây. Sự phát triển của dịch vụ điện toán đám mây là xu thế chung, và các doanh nghiệp bắt đầu chuyển và lưu giữ khối lượng dữ liệu lớn, các ứng dụng của tổ chức lên đám mây để dễ làm việc ở mọi nơi khi không có tại văn phòng… Đi kèm với sự phát triển, bên cạnh đó luôn luôn tồn tại các mối đe dọa an ninh dữ liệu. Vì vậy sự cần thiết Cloud Security càng quan trọng hơn, nếu tổ chức nào lỏng lẻo trong dịch vụ này, không chú trọng quan tâm coi như sẽ đánh mất nhiều lợi ích to lớn của nó và chắc chắn là đối mặt với nguy cơ sụp đổ rất nhanh chóng.
Giải pháp Cloud Security là giải pháp đề ra cung cấp cho một hệ thống không hoạt động tại Server văn phòng mà hoạt động trên Cloud Server. Nếu bị kẻ lạ tấn công con Server trên Cloud thì sẽ mất hệ thống đó (hệ thống lúc này không sử dụng được) và để tránh điều đó thì mỗi doanh nghiệp cần bảo vệ hệ thống trên Cloud để đảm bảo rằng môi trường Computer an toàn.

2. Phân loại Cloud Security

Phân loại bảo mật đám mây

Hiện tại được chia ra thành 3 kiểu Cloud cần được bảo mật đó là: Private (cá nhân), Public (công cộng) và Hybrid. Mỗi loại đều có một tính năng riêng phụ thuộc vào mức độ cần thiết của doanh nghiệp
Private Compute Cloud (cơ sở hạ tầng điện toán đám mây cá nhân) được đặt tại các trung tâm dữ liệu của khách hàng hoặc tại các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm ảo hóa và mạng được định nghĩa phần mèm (SDN). Toàn bộ khối lượng công việc của khách hàng chạy trên các Server riêng, kho lưu trữ dành riêng và ở cấp độ của các thiết bị kết nối vật lý riêng biệt cho một khách hàng. Tất cả được tổng hợp lại và chia sẻ trên mạng, hay mạng nội bộ công ty, trên Internet, hhách hàng cũng có thể cài đặt cách truy cập và kết nối – chia sẻ cho riêng mình.

Public Compute Cloud (cơ sở hạ tầng điện toán đám mây công cộng) cũng được đặt tại trung tâm dữ liệu của khách hàng nhưng chỉ khác với các đám mây cá nhân là đám mây công cộng cung cấp tại nhiều vị trí địa lý, mở rộng phạm vi hơn. Khối lượng công việc đang được di chuyển sang các đám mây IaaS như AWS và Azure, và áp dụng các ứng dụng phần mềm như một dịch vụ SaaS. Do đó mà toàn bộ khối lượng công việc của khách hàng trên các máy chủ vật lý hay kho lưu trữ vật lý và kết nối vật lý đều được chia sẻ công khai giữa các khách hàng với nhau. Tuy mọi công việc đều chia sẻ công khai giữa các khách hàng nhưng không có nghĩa là mỗi khách hàng đều có quyền truy cập vào hệ thống lẫn nhau.

Hybrid Cloud đơn thuần chỉ là một phần trong cơ sở điện toán đám mây của khách hàng lai giữa phần cứng và phần mềm, nằm giữa Private Cloud và Public Cloud.
>>> Xem thêm: Giải pháp kiểm soát truy cập cloud

3. Lợi ích của điện toán đám mây

Với lợi ích bảo mật đám mây, các mối đe dọa tân thời nhất luôn được cập nhật để hệ thống nhận được sự bảo vệ nhanh hơn và chính xác hơn chống lại các khai thác từ những trang web, tin nhắn rác, quảng cáo,.., hạn chế việc hệ thống của bạn nhận được bất kỳ lệnh cảnh báo nào về ứng dụng khả nghi, phần mềm độc hại mới.

4. Giải pháp bảo mật điện toán đám mây

Để bảo vệ hệ thống không bị rò rỉ dữ liệu, các ứng dụng không được bảo mật đang hoạt động được an toàn,…Các chuyên gia IT đến từ Việt Nét và Fortinet đã đưa ra giải pháp đó là kiến trúc Security Fabric của Fortinet trong việc bảo vệ an ninh mạng doanh nghiệp cũng như bảo mật điện toán đám mây. Kiến trúc này đảm bảo rằng tất cả các đường truy cập ra vào của dữ liệu, điện toán đám mây được bảo mật tốt. Được biết, sản phẩm FortiGate-VM được chứng nhận bởi nền tảng điện toán đám mây của Amazon AWS, Microsoft Azure, HPE Helion Cloud. Các dòng sản phẩm mạnh mẽ khác như: FortiManager™, FortiAnalyzer, FortiWeb™, FortiMail,… hỗ trợ cho việc bảo mật điện toán đám mây của doanh nghiệp.
Thông tin liên lạc chi tiết: Công ty Cổ phần phân phối Việt Nét
Email: Sales@vietnetco.vn
Website: https://vietnetco.vn
Hotline: 1900 6736