Cloudflare là một thuật ngữ khá quen thuộc hiện nay trong mảng công nghệ thông tin. Đây là nền tảng giúp người dùng tăng nhanh tốc độ load của trang web hiệu quả. Vậy Cloudflare là gì? Và cách hoạt động cũng như mang lại những lợi ích gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Tìm hiểu Cloudflare là gì?

Cloudflare là một nền tảng phân phối dữ liệu trên toàn thế giới với các trung tâm dữ liệu nằm trên 100 quốc gia. Hiện nay, Cloudflare được sử dụng rất phổ biến và trở thành một trong những hệ thống phân phối dữ liệu mạng lớn trên thế giới.
Cụ thể, Cloudflare được xem là một DNS trung gian giúp điều phối các lưu lượng truy cập giữa máy chủ và client. Thay vì truy cập trực tiếp vào website thông qua Domain Name System – hệ thống phân giải tên miền thì người dùng sẽ sử dụng Cloudflare thay cho DNS.
Cloudflare là gì
Bên cạnh việc phân phối dữ liệu, cloudflare còn cung cấp nhiều dịch vụ bảo mật khác như: CDN, SPDY, SSL, chống DDoS, thư rác và tên miền chuyển tiếp, …

Cách thức hoạt động của Cloudflare là gì?

Bên cạnh câu hỏi Cloudflare là gì thì cách thức hoạt động ra sao cũng đươc nhiều người thắc mắc và mong muốn tìm hiểu. Dưới đây là các tính năng hoạt động của một Cloudflare điển hình.

Sử dụng bộ nhớ đệm

Các bộ nhớ đệm này giúp Cloudflare lưu trữ, cập nhật thông tin dữ liệu các trang web một cách thường xuyên. Điều này giúp tốc độ load trang tăng nhanh hơn khi có người dùng muốn truy cập vào một trang web nào đó.
Cụ thể, như khi xem thời gian. Bạn sẽ phải thực hiện quá trình xem điện thoại hoặc đồng hồ để biết chính xác là mấy giờ. Nhưng nếu ai đó lặp lại việc hỏi bạn mấy giờ thì lúc này trong đầu bạn đã ghi nhớ được thời gian lúc nãy và trả lời ngay không phải tốn thêm thời gian để lấy đồng hồ hoặc điện thoại để xem. Với Cloudflare cũng vậy, việc ghi nhớ dữ liệu một trang web vào bộ nhớ đệm và liên tục cập nhật giúp các yêu cầu từ người dùng khác đến 1 trang web nhất định được phản hồi nhanh hơn. Từ đó giúp cải thiện và tăng tốc độ load trang.

Lọc lưu lượng dữ liệu

Chức năng này giúp tăng cường bảo mật như một lớp tường lửa để chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài.

Hoạt động như một hệ thống DNS

DNS là một hệ thống phân giải tên miền từ địa chỉ IP thành tên miền người dùng nhập vào và ngược lại. Như vậy, khi truy xuất dữ liệu bằng DNS, quá trình mã hóa và phân giải tên miền được diễn ra, điều này làm cho độ trễ của việc load trang tăng lên.
Khi sử dụng Cloudflare, vì được thiết lập làm máy chủ định danh cho tên miền cụ thể nên khi người dùng truy xuất dữ liệu tên miền sẽ không trải qua quá trình mã hóa và phân giải, từ đó giúp tăng nhanh tốc độ load trang và các trải nghiệm trên trang web.

Các lợi ích Cloudflare mang lại

Cloudflare là gì

Tăng cường bảo mật trước các nguy cơ độc hại

Nhờ vào tính năng lọc lương lượng khi đi qua Cloudflare nên giảm thiểu các lưu lượng truy cập độc hại và bất thường như DDoS, thư rác sẽ được phát hiện nhanh chóng.

Giảm độ trễ

Với bộ nhớ đệm Cache, các dữ liệu của trang web được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu. Hiện nay, Cloudflare có nhiều trung tâm được đặt tại nhiều nước khác nhau trên toàn thế giới. Vì vậy khi người dùng tải trang web, Cloudflare sẽ cung cấp dữ liệu từ trung tâm gần nhất nên giảm độ trễ cho trang web đáng kể.

Cung cấp sẵn chứng chỉ SSL phổ biến

Khi sử dụng Cloudflare, trang web của bạn sẽ được cung cấp chứng chỉ SSL tự động trên bất kỳ tên miền nào có quyền. Vì vậy, các kết nối đến trang web sẽ được an toàn ngay cả khi bạn chưa thiết lập SSL trên máy chủ của mình.

Khi nào nên dùng Cloudflare?

Vậy khi nào nên dùng Cloudflare để cải thiện và tăng tốc độ cho trang web:

  • Website của bạn có hosting đặt tại nước ngoài. Hoặc hosting ở Việt Nam nhưng lưu lượng truy cập đến từ khắp nơi trên thế giới.
  • Website cần được bảo vệ chống lại các nguy cơ an ninh mạng như DDoS, Spam, …

Bài viết đã cung cấp các thông tin cụ thể nhất để bạn hiểu được Cloudflare là gì? Các chức năng và lợi ích đến từ nền tảng này. Hy vọng Vietnetco mang đến những thông tin hữu ích nhất cho người dùng.