Internal Firewall là một hệ thống an ninh mạng, có thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm, sử dụng các quy tắc để kiểm soát traffic vào, ra khỏi hệ thống.
Internal Firewall hoạt động như một rào chắn giữa mạng an toàn và mạng không an toàn. Nó kiểm soát các truy cập đến nguồn lực của mạng thông qua một mô hình kiểm soát chủ động. Nghĩa là, chỉ những traffic phù hợp với chính sách được định nghĩa trong “tường lửa” mới được truy cập vào mạng, mọi traffic khác đều bị từ chối.

1/ Hệ thống Internal Firewall

a/ Firewall ( Tường lửa) là gì?

Một thuật ngữ mà thường được dùng để diễn tả các phần mềm hoặc thiết bị có khả năng lọc thông tin được truyền vào lẫn ra của một máy tính hay hệ thống mạng được cài đặt trước đó. Khi sử dụng tường lửa, chúng ta ưu tiên đến việc những kết nối từ vùng bên trong ra bên ngoài của hệ thống mạng, đồng thời ngăn cản những truy cập trái phép xâm phạm vào máy tính hoặc hệ thống mạng của chúng ta. Do đó, để có được một tường lửa tốt cho hệ thống, chúng ta cần phải có những phần mềm hoặc phần cứng mạnh mẽ, những kỹ sư đủ tài năng và thao tác uyển chuyển để kiểm soát nó. Nhưng để kiểm soát được thì chúng ta cần phải hiểu chức năng của tường lửa cũng như đặc điểm khác nhau và phân biệt được các loại với nhau.

b/ Có khá nhiều cách để phân loại tường lửa với nhau, điều này còn phụ thuộc vào tiêu chí đánh giá.

Internal Firewall (tường lửa cá nhân) hay System Firewall (tường lửa hệ thống):

  • Internal firewall (tường lửa cá nhân) theo một cách dễ hiểu thì loại này thường được đặt trên hệ thống hay máy tính cá nhân với chức năng chủ yếu là ngăn chặn trái phép từ máy tính này sang máy tính khác trong cùng một mạng. Bạn cũng có thể dùng những công dụng của những phần mềm tường lửa có sẵn trong Windows, Linux hay các phần mềm của các hãng bảo mật như Comodo, Symantec, Kaspersky Internet Security, Endpoint Protection,…
  • System firewall (hệ thống tường lửa) thì có công dụng ngăn chặn việc truy cập trái phép giữa các phân vùng mạng trong hệ thống như LAN, WAN, DMZ.

Nhiều người vẫn hay thắ? mắc một số vấn đề liên quan đến tường lửa như: Firewall (tường lửa) dựa trên phần mềm hay phần cứng?
Có khá nhiều câu trả lời dành riêng cho câu hỏi như vậy, thường thì tường lửa có thể được xây dựng trên nền cài trên một máy chủ như ISA của Microsoft. Ngoài ra, tường lửa cũng có thể được phần cứng chuyên dụng như Fortigate của Fortinet.

c/ Vị trí lắp đặt của Firewall Internal:

Tường lửa thường được tại vùng biên giới của hệ thống máy tính hoặc hệ thống mạng. Ngoài ra, còn tùy vào loại Internal Firewall (tường lửa cá nhân) hay System Firewall (tường lửa hệ thống) mà vị trí cũng như chức năng sẽ khác nhau, đối với Internal Firewall (tường lửa cá nhân) thì sau khi được cài đặt thì sẽ chiếm giữ việc quản lý tất cả các thông tin đi ra hay đi vào máy tính cá nhân của người dùng, đối với System Firewall (tường lửa hệ thống) sẽ được lắp đặt ngay sau thiết bị kết nối WAN, như Router sử dụng các kênh thuê riêng (leased-line), hay Rounter ADSL.

2/ Các tính năng mở rộng thường được tích hợp vào hệ thống tường lửa

Các nhà sản xuất thường thêm ích hợp cho tường lửa những tính năng bổ sung, có thể hỗ trợ và làm tăng khả năng bảo mật của tường lửa và tính tiện dụng:
Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công: và thường được gọi là chức năng phát hiện tấn công (IDS – Intrustion Detection Systems), chức năng bảo vệ chống tấn công (IDS – Intrustion Protection System), hay chức năng phát hiện và ngăn ngừa tấn công (IDP –  Intrustion Detection and Prevention).
Vì cần phải đọc toàn bộ các tập tin, nên việc lắp đặt hệ thống này trùng với Firewall là điều cần thiết và hợp lý.
Mạng riêng ảo (VPN): tường lửa nằm ở vị trí kết nối mạng WAN, nên nó cũng phù hợp với vị trí của thiết bị kết nối mạng. Sau khi kết nối hoàn tất, tường lửa cũng sẽ kiểm soát VPN được phép truy cập, cũng như xâm nhập vào vùng khác.
Bộ đệm web (Proxy)  sử dụng phương pháp lọc trạng thái (Stateful inspecful) , kết hợp thêm tích năng bộ đệm nội dung web. Ngoài khả năng lọc dữ liệu của từng ứng dụng, còn hỗ trợ thêm việc làm bộ đệm và lọc nội dung người dùng trong mạng LAN.

3/ Những hạn chế khi sử dụng Firewall (Tường lửa)

Những hạn chế mà bạn thường hay bị khi sử dụng phần mềm tường lửa đó là cấu hình sai và lỗi phần mềm. Bạn phải nắm kỹ các kỹ thuật và cấu hình, đưa ra các chính sách bảo mật không phù hợp hoặc không tương thích, tường lửa có thể khóa cứng hệ thống hoặc trở nên mất tác dụng có liên quan. Việc này khiến ai cũng có thể truy cập vào mạng nội bộ của cá nhân hoặc của công ty bạn.

4/ Các giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp

Để giải cứu doanh nghiệp khỏi các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin doanh nghiệp, những dữ liệu được gọi là tuyệt mật đối với mọi công ty. Chúng ta cũng cần phải có những giải pháp riêng biệt để ngăn không cho người ngoài truy cập vào mạng nội bộ và lấy đi những tài liệu quý giá. Hiện nay, Việt Nét là công ty chuyên cung cấp các giải pháp doanh nghiệp liên quan đến vấn đề an ninh mạng của doanh nghiệp uy tín, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, ngoài ra đội ngũ kinh doanh còn tư vấn những giải pháp phù hợp và tối ưu về chi phí nhất cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ để trang bị Internal Firewall, System firewall cho hệ thống mạng của bạn và doanh nghiệp những giải pháp phù hợp nhất.