IoT là công nghệ kết nối vạn vật được ứng dụng sớm nhất trong ngành công nghiệp sản xuất. Công nghệ này đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất và hiệu suất công việc. Vậy IoT ngành công nghiệp là gì? Các ứng dụng cụ thể ra sao? Vietnetco sẽ giúp mọi người hiểu được chi tiết nhất vấn đề trên.
IoT ngành công nghiệp là gì?
IoT ngành công nghiệp là sự kết hợp các máy móc thiết bị, công nghệ lưu trữ đám mây, con người lại với nhau để tối ưu quy trình sản xuất, tạo ra năng suất hiệu và hiệu suất cho ngành công nghiệp.
Với một mô hình công nghiệp lớn, sẽ có hàng nghìn các thiết bị cảm biến được kết nối với máy móc, robot để xác định nhanh chóng các sai sót, lỗ hổng và những nguy cơ tìm ẩn để không làm quy trình sản xuất bị gián đoạn. Nhờ đó tối ưu hóa hoạt động máy móc thiết bị của các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Các hoạt động kết nối được thực hiện thông qua các cảm biến, chip được nhúng vào đám mây. Những con số biết nói cho thấy tầm quan trọng của IoT ngành công nghiệp là 8,74 tỷ thiết bị được kết nối IoT vào năm 2020 và còn số này sẽ tăng gấp đối vào năm 2025.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng IoT trong công nghiệp?
IoT cung cấp các chức năng sâu rộng nhất từ máy móc đến hệ thống kết nối đám mây giúp các doanh nghiệp nhanh chóng cải thiện hiệu suất trong quy trình công nghiệp hóa.
Khi áp dụng IoT, doanh nghiệp sẽ giải quyết được thách thức thường gặp phải như hiện trạng các tài sản, quy trình, … với các chức năng thu lập và phân tích dữ liệu chính xác với quy mô lớn lên tới hàng triệu thiết bị cùng tính bảo mật an toàn.
Đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng nhờ vào khả năng thu thập dữ liệu toàn diện. Hơn 90% nhà lãnh đạo nhận thấy được IoT giúp doanh nghiệp cải thiện được các trải nghiệm của khách hàng nhờ vào sự khắc họa rõ nét chân dung nhu cầu, thói quen từ các dữ liệu được thu thập và cập nhật liên tục.
Các ứng dụng IoT trong ngành công nghiệp
Điều khiển sản xuất từ xa
IoT ngành công nghiệp giúp các dữ liệu được thu nhận, phân tích truyền đến hệ thống tự động hóa để việc kiểm soát tổng thể được đảm bảo trong quá trình sản xuất. Thông tin thu thập thông qua điều khiển từ xa giúp doanh nghiệp có những nhận định tổng quan và sâu sắc về quá trình sản xuất. Nhờ vậy, quy trình sản xuất công nghiệp được tự động, an toàn và kiểm soát được nhân công thuận lợi dễ dàng.
Kiểm soát hiện trạng và bảo trì tài sản máy móc
Hệ thống IoT sẽ giám sát tình trạng hiện tại của tài sản, máy móc và các thiết bị cũng như hiệu năng của chúng. Điều này giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình để tối đa hóa các hoạt động hoặc đầu tư thêm các tài sản cần thiết để quy trình sản xuất được hoạt động tốt nhất.
Bên cạnh đó, thu thập dữ liệu hiện trạng tài sản giúp xác định nhanh chóng các hư hỏng tiềm ẩn của thiết bị máy móc để sửa chữa bảo trì kịp thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Ngoài ra, việc bảo trì kịp thời giúp tăng tuổi thọ cho tài sản, tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
IoT ngành công nghiệp tối ưu hóa quy trình logistics
IoT giúp doanh nghiệp giám sát chi phí nhiên liệu, sửa chữa thiết bị vận chuyển và đề xuất lộ trình vận chuyển hợp lý để nâng cao hiệu quả công việc. Nhờ vậy, quy trình được cải tiến và giảm thiểu những thiệt hại trong quy trình vận chuyển.
IoT là một công nghệ đánh dấu sự đột phá của con người trong cuộc các mạng công nghệ 4.0. Không chỉ được áp dụng trong công nghệ mà IoT còn được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác như IoT ngành nông nghiệp, y tế, nuôi trồng thủy sản, … Tóm lại dùng là IoT ngành công nghiệp hay nông nghiệp, y tế thì những gì IoT mang lại là rất quan trọng quyết định sự thay đổi vượt bật của con người ở hiện tại và tương lai.