Web application là một khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn và không hiểu rõ về hình thức này. Vậy web application là gì? Và sự khác nhau với nền tảng web là như thế nào? Cùng Việt Nét nhau tìm hiểu trong bài viết để có thêm nhiều kiến thức về các khái niệm này.

Khái niệm Web application là gì?

Trước khi tìm hiểu về web application là gì, chúng ta hiểu được các đặc điểm của nền tảng website.
Website là một hệ thống chứa các web page. Các web page này có cùng một tên miền. nói một cách dễ hiểu, một bài viết trên website là một web page và tập hợp nhiều các webpage là một trang website.
Web application là gì?
Web Application được hiểu là các app ứng dụng chạy trên nền tảng web. Thông qua web app người dùng có thể thực hiện các hành động như chia sẻ hình ảnh, mua sắm, tính toán, …
Ví dụ về Web application: các trang web bán hàng như Tiki, Shopee, Lazada đều là các web application. Các trang thương mại điện tử này đều có các app ứng dụng trên điện thoại cho người dùng. Trong một số trường hợp điện thoại không có nhiều dung lượng, một số người dùng rất ngại khi download về máy. Web app được tạo ra để đa dạng các nền tảng giúp người dùng tiếp cận với các sản phẩm dịch của doanh nghiệp thêm dễ dàng và thuận tiện hơn.

Các đặc điểm của Web application là gì?

  • Tích hợp nhiều chức năng như up file, đăng nhập, mua hàng, …
  • Các ứng dụng web được tạo ra để thực hiện một công việc hoặc một chức năng cụ thể.
  • Web app được tạo ra bởi HTML và code ở back end: PHP, C#, java, …

Có thể nói để thiết kế ra web app bao gồm các đặc điểm trên yêu cầu các lập trình viên cần có trình độ chuyên môn cao. Đối với việc thiết kế web thông thường chỉ cần 2 – 3 ngày có thể tạo ra được. Đối với web application cần tính xây dựng trong một thời gian dài các, tích hợp các mô hình phân tích dữ liệu và hệ thống
Web application là gì?

Tầm quan trọng của Web App đối với doanh nghiệp

Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, ứng dụng web là một giải pháp tối ưu và phù hợp nhất.

  • Các web application giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp trên các nền tảng khác nhau. Người dùng không cần phải cài đặt các ứng dụng web này. Chỉ cần truy cập vào internet và gõ tên miền trang web là có thể sử dụng được các web app này.
  • Web app giúp tăng khả năng tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Qua hệ thống phân tích, doanh nghiệp có thể biết được mong muốn của khách hàng hay các hành động tìm kiếm sản phẩm. Từ đó, giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
  • Ứng dụng web có thể sử dụng mọi lúc khi có kết nối mạng
  • Trong nội bộ công ty, các ứng dụng web giúp nhân viên dễ dàng trao đổi và làm việc cùng nhau. Xóa bỏ các rào cản địa lý và nâng cao hiệu quả làm việc nhóm.

So sánh sự khác nhau giữa Website và Web Application là gì?

Web application và website là 2 nền tảng khác nhau nhưng nhiều người vẫn hay nhầm lẫn và không phân biệt được 2 nền tảng này.
Web application là gì?
Website là một hệ thống bao gồm các trang thông tin riêng được gọi là landing page. Các trang này chỉ thể hiện nội dung thông tin và hình ảnh và khả năng tương tác với người dùng không cao.
Web application là app ứng dụng chạy trên nền tảng web. Người dùng vẫn sử dụng app như bình thường với các chức năng về chat với người bán, mua hàng, …

Phần mềm bảo mật ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp

Như đã phân tích, web app và các app ứng dụng được nhiều doanh nghiệp sử dụng dùng phương thức tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chính vì vậy mà tính phổ biến của nó rất cao. Điều này dẫn đến một nguy cơ tìm ẩn đó là các tin tặc mạng sẽ thực hiện tấn công vào các app ứng dụng này.
Vậy đâu là các giải pháp  Application Security hiệu quả nhất doanh nghiệp cần có

DNS Security

Phần mềm bảo mật ứng dụng
Giải pháp bảo mật domain cho các trang web. Với bản chất là dịch vụ truy vấn có cấu trúc phân tán, có khả năng mở rộng gần như không giới hạn, hệ thống DNS được ra đời với mục đích chính là để truy vấn địa chỉ IP từ một tên miền. 

Database Security

Giải pháp dùng để giám sát hệ thống quản lý cơ sở dữ và bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài và bên trong thậm chí khỏi các tấn công exploit từ giữa các cơ sở dữ liệu.

Mật mật ứng dụng web

Giải pháp WAF cung cấp nhiều cơ chế bảo vệ lớp ứng dụng khác nhau như bảo mật cookie và header, bảo vệ tấn công DDoS vào lớp ứng dụng, credential stuffing, bảo vệ CSRF, …
Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin xoay quanh Web Application là gì và các hình thức bảo mật hiệu quả cho nền tảng này. Doanh nghiệp nên chú ý và đầu tư nhiều hơn nữa vào hệ thống bảo mật trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay.