Phân loại dữ liệu (tên tiếng anh là Data Classification) là một công việc nghe có vẻ khá đơn giản tuy nhiên lại vô cùng quan trọng. Dữ liệu là một phần quan trọng của doanh nghiệp, mặt khác data doanh nghiệp cũng vô cùng lớn và nhiều. Để việc sử dụng các dữ liệu được hiệu quả và nhanh chóng thì công việc phân loại là điều không thể thiếu đối với các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.
Data classification là gì?
Data classification hay phân loại dữ liệu là công việc sắp xếp các dữ liệu dựa theo những tiêu chí khác nhau được đặt ra, hay mức độ tần suất truy cập sử dụng data. Dựa vào những yếu tố trên để tiến hành phân loại theo nhiều tầng lớp và mức độ khác nhau cho từng loại dữ liệu.
Các loại Data classification phổ biến
Có 2 loại dữ liệu phổ biến hiện nay: Loại dữ liệu của quân đội, chính phủ và dữ liệu của doanh nghiệp, tổ chức
Hệ thống Data Classification của chính phủ, quân đội
- Tuyệt mật ( top secret)
- Bảo mật (secret)
- Bí mật (confidential)
- Nhạy cảm
- Không phân loại (Unclassified)
Hệ thống Data Classification của doanh nghiệp, tổ chức
- Bí mật (Confidential)
- Riêng tư (Private)
- Nhạy cảm (sensitive)
- Dữ liệu công khai (publish)
Tại sao cần phải phân loại dữ liệu?
Dữ liệu chính là một kho tàng tài nguyên khổng lồ của doanh nghiệp. Bởi vì có quá nhiều dữ liệu nếu như không được sắp xếp phân nhóm sẽ dễ bị mất, tốn kém nhiều thời gian cho việc tìm kiếm hay thực hiện mã hóa Encryption và việc sử dụng sau này.
Bên cạnh đó, việc thực hiện phân loại dữ liệu giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý dữ liệu tránh việc thất thoát. Từ đó tiết kiệm chi phí cho các giải pháp Data Loss Prevention trong tương lai.
Sau đây là những lợi ích của việc phân loại dữ liệu đem lại:
- Xác định được các loại data có giá trị trong tổ chức, doanh nghiệp.
- Việc phân loại rõ ràng và cụ thể các dữ liệu sẽ giúp cho việc lựa chọn các giải pháp bảo vệ dữ liệu nhanh chóng và phù hợp hơn
- Dữ liệu được phân loại rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức dựa vào đó để thiết lập hệ thống phân quyền truy cập cho các cá nhân, từ đó sẽ tạo ra được hiểu quả trong việc sử dụng dữ liệu.
- Việc tiến hành phân loại thể hiện được sự chuyên nghiệp của các tổ chức. Doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài nguyên dữ liệu có giá trị của khách hàng và chính doanh nghiệp.
Tiêu chí giúp quá trình phân loại dữ liệu – Data classification trở nên dễ dàng
Phân loại data nghe đơn giản nhưng thật sự rất phức tạp nếu như không đề ra được một quá trình phân loại cụ thể cùng với những tiêu chí kèm theo.
Dưới đây là những tiêu chí giúp cho quá trình data classification dễ dàng và thuận lợi hơn:
- Thời gian, thời hạn của data;
- Tính hữu dụng của từng loại data;
- Giá trị của dữ liệu;
- Mức độ ảnh hưởng thiệt hại khi bị rò rỉ, mất hay bị đánh cắp;
- Người giám sát và bảo trì dữ liệu;
- Nơi lưu trữ và phương pháp lưu trữ;
- Người có quyền và không có quyền đối với data.
Các bước tiến hành thực hiện Data classification
Để việc phân loại dữ liệu trở nên hiệu quả, mang tính nhanh chóng cần tuân thủ theo một quy trình nhất định như sau đây:
Bước 1: Xác định ai là người bảo vệ có trách nhiệm với dữ liệu
Bước 2: Đề ra các tiêu ý, yếu tố để phân loại
Bước 3: Tiến hành phân loại, dán nhãn cho từng loại data
Bước 4: Ghi nhận các trường hợp khác không có trong tiêu chí, thực hiện bổ sung thêm vào bộ tiêu chí
Bước 5: Sau khi kết thúc, tiến hành chọn lựa các phương thức bảo vệ dữ liệu phù hợp
Bước 6: Quy trình chuyển dữ liệu cho các đối tượng có trách nhiệm
Bước 7: Lên chương trình tập huấn chương trình data classification cho tổ chức
>>> Xem thêm giải pháp liên quan
- Data Information Security – giải pháp bảo vệ và mã hóa dữ liệu
- Security Information and Event Management – Quản lý và bảo vệ dữ liệu
- Giải pháp DPL – Phòng chống thất thoát dữ liệu
Các yêu cầu đối với dữ liệu sau khi phân loại
Dữ liệu sau khi phân nhóm để đảm bảo tính khả dụng cần đáp ứng các yếu tô sau:
- Dữ liệu phải có tính rõ ràng, minh bạch và phù hợp với luật lệ
- Đảm bảo tính chính xác của dữ liệu
- Thông tin của dữ liệu phải là thông tin cần thiết và phục vụ cho công việc
>>> Bảo vệ dữ liệu với Device Control
Phân loại dữ liệu là một công việc cần thiết của bất cứ cơ quan tổ chức nào. Hiệu quả của quá trình Data classification sẽ giúp cho gia tăng tính bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu giúp bộ máy doanh nghiệp hoạt động thông suốt và việc sử dụng dữ liệu phục vụ cho công việc sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.