IoT là một công nghệ kết nối các thiết bị tạo ra một hệ thống mạng lưới có sự liên kết chặt chẽ tạo ra nhiều sự thuận lợi trong các hoạt động và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tự do kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu nếu không được bảo mật sẽ rất dễ bị tấn công và dữ liệu sẽ bị đánh cắp dễ dàng. Bên cạnh đó, nếu 1 mắt xích bị tấn công sẽ làm cho cả hệ thống bị gián đoạn ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động. Vì vậy, bảo mật IoT là điều cần thực hiện.
Thực trạng về lỗ hổng bảo mật IoT
Hệ thống IoT kết nối rất nhiều các thiết bị khác nhau tạo ra một hệ sinh thái rộng lớn. Nền tảng IoT được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống như IOT Nuôi trồng thủy sản, sản xuất, công nông nghiệp hay năng lượng, … Cũng chính vì vậy mà nhiều thiết bị có thể không đảm bảo có được hệ thống bảo mật để ngăn chặn nếu có sự tấn công.
Điều này sẽ tạo ra các lỗ hổng để hacker dễ dàng tấn công vào hệ sinh thái này. Có rất nhiều trường hợp tin tặc tấn công và lấy đi dữ liệu hoặc kiểm soát các webcam, camera để tiến hành theo dõi lấy đi những dữ liệu nhạy cảm của người dùng.
Với các ứng dụng trong nhà thông minh, những cuộc tấn công này có thể khiến thông tin tài khoản ngân hàng bị đánh cắp, tiến hành đột nhập khi bạn không có nhà thông qua hệ thống sưởi và chiếu sáng để xác định sự vắng mặt của bạn.
Một ví dụ điển hình là cuộc tấn công mạng botnet Mirai vào các hệ thống IoT năm 2016 để kiểm soát 100.000 thiết bị IoT khác nhau và phát động cuộc tấn công thông qua những lỗ hổng bảo mật về mật khẩu và tên người dùng. Sau đó, Mirai đã tạo ra một cuộc tấn công DDOS hạ gục dịch vụ đăng ký tên miền Dyn.
Tại sao cần bảo mật IoT?
Như đã được phân tích ở trên, trong quá trình trao đổi và giao tiếp dữ liệu sẽ tạo ra nhiều lỗ hổng bảo mật nguy hại. Thêm vào đó, hệ thống dữ liệu trên mạng lưới IoT vô cùng lớn bao gồm nhiều thông tin quan trọng. Nếu không thực hiện các bảo mật IoT, thông tin và dữ liệu rất dễ bị tấn công, kiểm soát gây hại lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảo mật an toàn cho các thiết bị IoT giúp quản lý tốt hơn các hoạt động kết nối dữ liệu. Thực hiện các giải pháp bảo mật giúp giảm thiểu các lỗ hổng từ đó, thông tin dữ liệu được đảm bảo an toàn. Hệ thống IoT vận hành an toàn, đem lại hiệu suất hoạt động tốt nhất.
Giải pháp bảo mật IoT hiệu quả
Nhận thấy được các nguy cơ về lỗ hổng bảo mật trên, các công ty công nghệ đã cho ra đời nhiều giải pháp bảo mật IoT khác nhau. Hoặc linh hoạt kết hợp với các công nghệ khác nhau để tăng cường kiểm soát, hạn chế việc tấn công.
Sử dụng công nghệ SD – Branch
Giải pháp SD Branch từ Fortinet giúp doanh nghiệp bảo mật tốt hệ thống các thiết bị IoT như máy in, camera, cửa từ, … khi được liên kết với nhau và liên kết với hệ thống mạng.
Bảo mật IoT trong trường hợp này ở trạng thái rộng hơn là bảo mật hệ thống Data Information Security và các ứng dụng cloud. Với SD branch, một hệ thống sẽ kiểm soát và quản lý các truy cập người dùng khi truy cập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp chặt chẽ. Vì vậy mà việc kiểm soát kết nối và hoạt động của các thiết bị IoT cũng trở nên đơn giản và đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp.
Hạn chế sự kết nối với nền tảng đám mây
Nền tảng đám mây tuy đem lại nhiều thuận lợi về không gian lưu trữ, thuận tiện cho doanh nghiệp khi sử dụng dữ liệu. Tuy nhiên, chúng xuất hiện nhiều lỗ hổng bảo mật hơn bao giờ hết khi nền tảng này hoạt động trên không gian mạng ảo.
Các thiết bị IoT được liên kết trên đám mây sẽ tạo ra nhiều nguy cơ và lỗ hổng tấn công nếu như không có giải pháp bảo mật phù hợp. Vì vậy, nếu hệ thống bảo mật của doanh nghiệp chưa có các giải pháp an ninh thì cần hạn chế kết nối các thiết bị IoT với nền tảng cloud này.
Sử dụng kết hợp AI để tăng tính bảo mật
IoT kết hợp cùng công nghệ AI sẽ tạo ra hệ thống AIoT giúp tạo ra nhiều giá trị trong quá trình hoạt động cũng như trao đổi dữ liệu trong hệ thống.
Với sự kết hợp này, hệ thống xử lý dữ liệu đám mây sẽ được đẩy sang cho từng thiết bị riêng rẻ nhằm hạn chế việc sử dụng và kết nối với hệ thống cloud nhằm giảm thiểu các rủi ro bị tấn công.
Bên cạnh đó, các ông lớn công nghệ cũng đang tạo ra những con chip có các tính năng bảo mật cao hơn và an toàn hơn cho công nghệ AIoT này. Hướng phát triển này nhằm áp dụng được công nghệ kết hợp này một cách an toàn nhất vì chúng là một công nghệ hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích và thay đổi lớn cho con người trong tương lai.
Như vậy, bảo mật IoT vô cùng cần thiết và quan trọng nếu doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống này. Cho dù dùng sử dụng bất kỳ giải pháp nào, các doanh nghiệp nên chú trọng vào vấn đề đảm bảo an toàn cho dữ liệu cũng như việc đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất của hệ thống.