Giới tin tặc – hacker ngày càng trở nên thông minh và tinh vi hơn rất nhiều. Những trường hợp lừa đảo trên internet nhằm đánh cắp thông tin, làm hỏng các phần mềm cũng như phần cứng và các dữ liệu điện tử ngày càng phổ biến với những thủ đoạn tinh xảo khó có thể lường trước. Do đó, nhiều doanh nghiệp cần triển khai các phần mềm IT Security bảo mật Công nghệ thông tin (CNTT) mang lại tính hiệu quả để ngăn chặn hệ thống máy tính khỏi các mối đe dọa trên.
IT Security là gì?
IT Security hay còn gọi là bảo mật CNTT là toàn bộ các chiến lược an ninh mạng từ bước đo kiểm bảo mật đến tiến hành các biện pháp để ngăn chặn những truy cập bất thường và trái phép vào tài sản thông tin của tổ chức, doanh nghiệp như: Máy tính, mạng, dữ liệu thông tin.
Hệ thống IT Security đảm bảo được tính nguyên vẹn và bảo mật của các thông tin nhạy cảm, bên cạnh đó ngăn chặn những sự tấn công của hacker.
Các mối đe dọa đến sự bảo mật công nghệ thông tin
Tin tặc có thể tạo ra rất nhiều mối đe dọa nhằm phá hỏng tính bảo mật và tạo ra các lỗ hổng trong hệ thống bảo mật công nghệ thông tin của các cá nhân và tổ chức. Những mối đe dọa phổ biến và nguy hiểm hàng đầu cần kể đến như:
- Ransomware
- Phần mềm gián điệp – Spyware
- Viruses
Từ những mối nguy hiểm kể trên, buộc các nhà tổ chức và doanh nghiệp cần nhanh chóng đo kiểm an ninh thông tin và chú trọng việc áp dụng các phương án bảo mật chuyên nghiệp, độ tin cậy và tính hiệu quả cao.
Tại sao cần bảo mật công nghệ thông tin?
Trung tâm của một tổ chức và doanh nghiệp luôn là tài sản thông tin. Các nền tảng kĩ thuật số và thiết bị mạng là yếu tố xung quanh lưu trữ dữ liệu thông tin. Tất cả chúng trở thành một khối thống nhất giúp doanh nghiệp phát triển và ngày càng mở rộng. Tuy nhiên nếu 1 trong số các yếu tố kể trên bị tấn công sẽ dẫn đến nguy cơ dữ liệu bị đánh cắp, điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp và các tổ chức phải lao đao và trả giá đắt. Các hệ thống công nghệ thông tin mặc dù tốn kém nhưng là một lựa chọn hoàn hảo cho bất kì một tổ chức, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển. Một khi sự cố thông tin xảy ra, hệ thống IT Security sẽ có những kế hoạch ứng phó để quản lý và ngăn chặn các mối đe dọa độc hại, các rủi ro để kiểm soát và khôi phục tình hình.
Bên cạnh đó, Bảo mật CNTT đảm bảo được tính bảo mật hoàn toàn khi chỉ cho phép người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào hệ thống và thay đổi các thông tin, vì vậy mà tính bảo mật của tổ chức doanh nghiệp được đảm bảo an toàn.
Các hệ thống bảo mật Công nghệ thông tin
Network Security
Hệ thống Network Security hay còn gọi là an ninh mạng. Đây là hệ thống ngăn chặn những truy cập bất thường cũng như xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng của tổ chức và doanh nghiệp.
Hệ thống an ninh mạng đảm bảo được tính toàn vẹn, an toàn sử dụng của hệ thống mạng của tổ chức để ngăn chặn sự xâm nhập của hacker truy cập vào hệ thống mạng.
>>> Xem thêm phần mềm kiểm tra bảo mật mạng: Network Security Testing
Internet Security
Internet Security hay bảo mật internet liên quan đến các khía cạnh về bảo vệ thông tin hay các ứng dụng trong quá trình sử dụng các trình duyệt web. Hệ thống này có chức năng giám sát, kiểm tra các lưu lượng truy cập internet, từ đó tìm các các mối đe dọa hay các phần mềm độc hại. Bảo mật internet có thể tồn tại ở dạng tường lửa, phần mềm chống các phần mềm độc hại, phần mềm anti spyware.
Cloud Security
Các tổ chức doanh nghiệp ngày nay dần chuyển sang các dịch vụ đám mây. Điều này có nghĩa là các dữ liệu, ứng dụng được chuyển sang hoàn toàn và được lưu trữ trên hệ thống đám mây.
Khi sử dụng hệ thống đám mây, người dùng đang trực tiếp kết nối với internet mà không có sự bảo vệ bởi Network Security truyền thống. Vì vậy, Cloud Security ra đời với chức năng giống hệt như hệ thống Network Security.
Có thể kể đến các chức năng chính như bảo mật việc sử dụng các ứng dụng phần mềm, đảm bảo tính an toàn cho việc truy cập (CASB), cổng internet an toàn (SIG) khi sử dụng và phát hiện và xử lý các mối đe dọa trên nền tảng đám mây.
>>> Xem thêm giải pháp liên quan: Network Solution là gì? Lợi ích và ứng dụng
Endpoint Security
Endpoint security hay còn gọi là bảo mật điểm cuối. Hệ thống này có chức năng bảo vệ cho các thiết bị. Một số các thiết bị được bảo mật điểm cuối như: điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy tính bàn.
Hệ thống Endpoint sẽ ngăn chặn các thiết bị của tổ chức, doanh nghiệp truy cập vào các mạng độc hại gây ảnh hưởng đến sự an toàn thông tin của tổ chức.
Một số dạng của bảo mật điểm cuối như: phần mềm quản lý thiết bị, bảo vệ hệ thống phần mềm,…
Application Security
Hay còn gọi là bảo mật ứng dụng. Chức năng của hệ thống này như chính tinh gọi của chứng là bảo vệ các ứng dụng bằng cách mã hóa chúng ngay thời điểm tạo để đảm bảo sự an toàn và tránh khỏi các tấn công từ bên ngoài.
Một số các chức năng chủ yếu như: đánh giá mã ứng dụng, xác định lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại trong phần mềm.
IT Security là hệ thống bảo mật công nghệ thông tin hữu dụng và mang tính toàn diện cho toàn bộ hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Để không xảy ra những sai lầm đáng tiếc đối với thông tin và dữ liệu các doanh nghiệp nên tìm hiểu và áp dụng các hệ thống Cyber Security bảo mật cho tổ chức doanh nghiệp ngay từ bây giờ.